Với ý nghĩa to lớn trong việc giải phóng giao thông, thúc đẩy kinh tế - xã hội, vành đai 4 có tác động rất lớn đến thị trường bất động sản Phú Mỹ , Bà Rịa – Vũng Tàu.
Đường vành đai 4 đi qua đâu?
Đường Vành Đai 4 có tổng chiều dài 197,6 km, đi qua 5 tỉnh thành là: Bà Rịa-Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương, Thành phố Hồ Chí Minh, Long An.
Vành đai 4 được chia thành 5 đoạn:
- Đoạn 1: Phú Mỹ – Trảng Bom (Vành đai 4 Phú Mỹ – Trảng Bom)
Bắt đầu tại điểm giao với đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu tại Km 40 + 000 (khu vực Cảng Phú Mỹ), hướng về sân bay quốc tế Long Thành và kết thúc tại Trảng Bom (Đồng Nai). Đoạn đường này giao với cao tốc Tp.HCM – Long Thành – Dầu Giây (tại Km39 + 150).
- Đoạn 2: QL1 (Trảng Bom, Đồng Nai) – QL13 (Tân Uyên – Bình Dương)
Bắt đầu tại QL1A (thuộc thị trấn Trảng Bom) vượt sông Đồng Nai tại cầu Thủ Biên, kết thúc tại quốc lộ 13 (Tân Uyên – Bình Dương).
- Đoạn 3: QL1 (Tân Uyên – Bình Dương) – QL22 (Củ Chi, TP.HCM)
- Đoạn 4: QL22 (Đường vành đai 4 Củ Chi) – cao tốc TP.HCM (Đường vành đai 4 Bến Lức – Long An)
- Đoạn 5: Bến Lức – Long An tới cuối tuyến trục Bắc Nam TP.HCM
Tại thị xã Phú Mỹ BRVT, đường vành đai 4 dự kiến đi qua các xã Châu Pha, xã Tóc Tiên, xã Sông Xoài, rồi tiếp nối vào tuyến đường Hội Bài -Châu Pha với điểm đến cuối là cụm cảng Cái Mép – Thị Vải.
Vốn và diện tích vành đai 4
Vành đai 4 được được đầu tư lên đến 7.075 tỷ đồng chưa bao gồm lãi vay, dự án có thể hoàn vốn trong vòng 19 năm 7 tháng
Nguồn vốn đầu tư này từ ngân sách Nhà nước, trái phiếu chính phủ, ODA và huy động tư nhân và từ khai thác quỹ đất của các địa phương có tuyến đường này đi qua.
Diện tích đất chiếm dụng quy hoạch tuyến đường vành đai 4 là khoảng 2.061 ha. Trong đó diện tích đất chiếm dụng trên từng địa phương dự kiến như sau:
- Vành đai 4 Bà Rịa – Vũng Tàu: 184 ha.
- Vành đai 4 Đồng Nai: 273 ha.
- Thành phố Hồ Chí Minh: 452 ha.
- Vành đai 4 Bình Dương: 441 ha.
- Vành đai 4 Long An: 711 ha.
Vành đai 4 đoạn qua thị xã Phú Mỹ - lực đẩy lớn cho bất động sản Phú Mỹ cất cánh

Tuyến đường Vành đai 4 đoạn qua Phú Mỹ được xây dựng có vai trò tiếp nhận và giải tỏa lưu lượng giao thông cùng với cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu. Khi vành đai 4 đi vào hoạt động sẽ kết nối Bà Rịa với các tỉnh thành quan trọng của khu vực phía Nam. Do đó tuyến đường này có vai trò tiếp nhận và giải tỏa lưu lượng giao thông hạn chế tình trạng ùn tắc giao thông trên các địa phương vành đai 4 bắt qua.
Có thể thấy thị xã Phú Mỹ là một trong những khu vực được lợi nhiều nhất từ đường Vành Đai 4. Tuyến Vành Đai 4 này có vai trò giúp giao thương hàng hoá của 5 tỉnh, tương lai khu vực Phú Mỹ sẽ trở thành nơi giao thương kinh tế sầm uất và lớn nhất khu vực Phía Nam và thậm chí là cả nước Việt Nam.
Vành đai 4 là một tuyến đường có quy mô Quốc gia khi đi vào hoạt động, các dịch vụ ăn theo sẽ phát triển rầm rộ tạo thành một dải đất sầm uất, náo nhiệt nối liền với TP HCM. Sự phát triển nhà cửa, kinh tế ở khu vực hai bên đường Vành đai 4 kéo theo tác động kinh tế ở vùng phụ cận. Nhờ vậy, không chỉ mặt tiền hưởng lợi mà các vùng nằm sâu phía trong cũng được nhờ.
Kích thích giá trị bất động sản là diễn biến chắc chắn sẽ xảy ra. Điều này hoàn toàn có lợi cho thời cuộc vì nơi nào có giá trị bất động sản cao chứng tỏ tiềm năng của nó.
Ngay từ khi có thông tin về dự án xây dựng đường Vành Đai 4, thị trường bất động sản Phú Mỹ trở nên nhộn nhịp hơn bao giờ hết. Khu vực này được hưởng lợi rất nhiều từ Sân Bay và Cảng Cái Mép, cộng hưởng với Vành đai 4 có thể khẳng định giá trị bất động sản Phú Mỹ sẽ gia tăng theo thời gian.