Cơ sở hạ tầng, hệ thống giao thông luôn là yếu tố quyết định trong việc kích thích thị trường bất động sản khu vực tăng trưởng. Sở hữu vị trí đắc địa cùng với hệ thống hạ tầng giao thông phát triển đồng bộ, hiện đại cả về đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường hàng không, thị xã Phú Mỹ tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu đang trở thành một vùng đất giàu tiềm năng cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Vậy trước khi đầu tư Phú Mỹ, các nhà đầu tư hãy cùng Phú Mỹ Holdings tìm hiểu những tuyến đường huyết mạch nâng tầm giá trị bất động sản tại đây.
Có thể bạn quan tâm: [Quan trọng] TPHCM kiến nghị đẩy nhanh tiến độ khép kín vành đai 4 với 100 nghìn tỷ đồng đi qua 5 tỉnh phía Nam
Điểm danh những tuyến đường huyết mạch tại thị xã Phú Mỹ
Hàng loạt những con đường huyết mạch tại thị xã Phú Mỹ bao gồm các tuyến đường giao thông hiện hữu và các tuyến đường giao thông đang triển khai đều có kết nối mang tính chiến lược, kết nối thị xã Phú Mỹ với toàn bộ khu vực như:
Quốc lộ 51 thị xã Phú Mỹ

Quốc lộ 51
Quốc lộ 51 là một trong những tuyến đường quan trọng tại thị xã Phú Mỹ. Quốc lộ 51 khởi đầu tại thành phố Biên Hòa (tỉnh Đồng Nai) và kết thúc tại thành phố Vũng Tàu (tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu). Quốc lộ 51 có tổng chiều dài 72,7 km đi qua địa phận 2 tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu. Điểm đầu của tuyến quốc lộ này nối với ngã 3 Vũng Tàu của tỉnh Đồng Nai và điểm cuối kết thúc tại eo Ông Từ, thành phố Bà Rịa. Quốc lộ 51 sau khi được hoàn thành đã đáp ứng được nhu cầu vận chuyển hàng hóa của cảng Thị Vải- Cái Mép và các khu công nghiệp dọc tuyến đường này. Bên cạnh đó, cùng với đường cao tốc TPHCM – Long Thành – Dầu Giây, Quốc lộ 51 cũng đã và đang góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu
Cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu
Cao Tốc Biên Hòa – Vũng Tàu( một phần của tuyến cao tốc Xuyên Á). Được khởi công vào quý IV/2022. Dự án được đề xuất đầu tư theo tiêu chuẩn đường cao tốc loại A, quy mô 4 - 6 làn xe, với chiều dài 77,8km, chiều rộng nền đường 24,75 - 34,5m tùy theo từng đoạn. Tổng mức đầu tư sơ bộ giai đoạn 1 19.012 tỉ đồng (chi phí xây dựng 9.115 tỉ đồng, chi phí giải phóng 5.985 tỉ đồng).
Cao tốc Biên Hòa Vũng Tàu có vai trò rất quan trọng trong việc kết nối các trung tâm kinh tế, đô thị lớn, đặc biệt là các khu công nghiệp lớn trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, trong đó có thị xã Phú Mỹ với cảng Cái Mép - Thị Vải và dịch vụ du lịch. Dự kiến sau khi hoàn thành sẽ là đường kết nối nhanh nhất từ Đồng nai đến BR - VT và mang ý nghĩa rất lớn cho sự phát triển kinh tế xã hội của 2 tỉnh này đặc biệt là khi kết hợp cùng sân bay quốc tế Long Thành.
Cập nhật các tin tức mới nhất về thị trường Phú Mỹ tại đây.
Đường S thị xã Phú Mỹ

Đường S thị xã Phú Mỹ
Dự án đoạn đường quy hoạch S song song với Quốc Lộ 51 có tổng chiều dài 6.370m, rộng 20.5m. Kết nối hạ tầng kỹ thuật các phường trung tâm với nhau như phường Phú Mỹ, phường Mỹ Xuân, Phường Tân Phước, phường Phước Hòa. Tuyến đường được đầu tư hoàn chỉnh các hạng mục gồm: Nền mặt đường; Vỉa hè – gờ chặn – bó vỉa; Cây xanh; Hệ thống thoát nước mưa – Hệ thống thoát nước thải; Hệ thống điện chiếu sáng; Hệ thống báo hiệu an toàn giao thông; Cầu Thị Vải; Đường dây trung thế và trạm biến áp phục vụ chiếu sáng.
Đường S có ý nghĩa rất lớn trong việc giảm tải giao thông của người dân thị xã Phú Mỹ đối với Quốc Lộ 51, góp phần giảm ùn tắc giao thông, giảm thiểu tai nạn giao thông trong khu vực.
Đường 991B thị xã Phú Mỹ
Bài viết liên quan: Đường 991B Thị xã Phú Mỹ - Tuyến đường nghìn tỷ đầy tiềm năng

Đường 991B thị xã Phú Mỹ
Dự án đường 991B từ QL 51 đến hạ lưu cảng Cái Mép có chiều dài 9,73km, điểm đầu tuyến giao với QL 51, điểm cuối tuyến giao với đường liên cảng Cái Mép - Thị Vải gồm các hạng mục: Cầu Rạch Tre với mặt cắt ngang 20 m dài 83,82m; cầu Mỏ Nhát với mặt cắt ngang 20m dài 766,5m, cầu Rạch Ông với mặt cắt ngang 20 m dài 393,3m; cầu vượt Quốc lộ 51, mặt cắt ngang 18,5 m dài 664,2 m. Tổng mức đầu tư của dự án là hơn 3951 tỷ đồng từ ngân sách.
Đường 991B có ý nghĩa rất quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, nhất là vấn đề thu hút đầu tư và phát triển hệ thống cảng Cái Mép - Thị Vải và dịch vụ logictics. Đây là trục giao thông vận tải quan trọng nhằm vận chuyển hàng hóa của cụm cảng biển Cái Mép - Thị Vải, trung tâm dịch vụ logictics, các khu công nghiệp nằm ở hai bên tuyến, khu công nghiệp Long Sơn ra quốc lộ 51, ra đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu và phục vụ nhu cầu đi lại của người dân.
Đường Vành đai 4

Đường Vành đai 4 ( hình minh họa)
Đường Vành đai 4 có tổng chiều dài 197,6 km đi qua các tỉnh, thành phố gồm: Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương, TP.HCM và Long An. Theo quy hoạch chi tiết tuyến đường vành đai 4 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1698/QĐ-TTg ngày 28/09/2011, quy mô đầu tư với bề rộng 67 - 74,5m cho 6 - 8 làn cao tốc ở giữa và đường song hành chạy suốt mỗi bên tổng cộng 4 làn xe cơ giới và thô sơ. Đường Vành đai 4 đoạn qua thị xã Phú Mỹ có ý nghĩa to lớn với sự phát triển hạ tầng, giải phóng giao thông và phát triển kinh tế khu vực đồng thời là tuyến giao thông quan trọng kết nối hệ thống cảng Cái Mép – Thị Vải với toàn bộ các địa phương trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và kết nối các tỉnh Nam Tây Nguyên và Campuchia.
Tuyến quốc lộ 56
Quốc lộ 56 là tuyến tránh thành phố Bà Rịa đi qua địa bàn thành phố Bà Rịa và thị xã Phú Mỹ với tổng mức đầu tư là 1.167 tỷ đồng. Quốc lộ 56 – tuyến tránh TP. Bà Rịa sau khi đi vào hoạt động sẽ góp phần giảm thiểu lưu lượng vận tải hành khách và hàng hóa đi qua nội ô TP. Bà Rịa. Bên cạnh đó, nó còn rút ngắn khoảng cách vận chuyển hàng hóa từ các KCN và hệ thống cảng biển Cái Mép – Thị Vải ra tuyến cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu và Quốc lộ 1 đến các khu vực vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, khu vực Nam Bộ và Tây Nguyên.
Đường liên cảng Cái Mép – Thị Vải

Đường liên cảng Cái Mép – Thị Vải
Đường liên cảng Cái Mép – Thị Vải dài hơn 18 km, sáu làn xe, là tuyến đường khai thác hệ thống cảng biển và các khu công nghiệp dọc sông Cái Mép – Thị Vải. Khởi công năm 2009 với tổng mức đầu tư 2.838 tỷ đồng bằng nguồn trái phiếu Chính phủ. Đến nay đường thông suốt từ điểm đầu ở cảng Cái Mép hạ (thị xã Phú Mỹ) đến điểm cuối huyện Nhơn Trạch, Đồng Nai. Đường liên cảng Cái Mép – Thị vải đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối hạ tầng đồng bộ hệ thống cảng biển nhóm 5 với các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam cũng như các tỉnh khu vực Tây Nam Bộ.
Bên cạnh những tuyến giao thông huyết mạch, tại thị xã Phú Mỹ còn có sự hiện diện của những dự án hạ tầng giao thông nổi bật như: Đường Phước Hòa – Cái Mép kết nối quốc lộ 51 với đường liên cảng cái Mép – Thị Vải; đường Long Sơn – Cái Mép kết nối bán đảo Long Sơn đến cảng Cái Mép – Thị Vải; cao tốc Bến Lức – Long Thành kết nối các tỉnh miền Tây với nút giao bắt đầu từ cao tốc TPHCM – Trung Lương, kết thúc tại nút giao với đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu….
Hạ tầng giao thông thúc đẩy giá trị bất động sản Phú Mỹ

Với hệ thống hạ tầng giao thông đồng bộ, thị xã Phú Mỹ đã và đang thu hút rất nhiều nhà đầu tư đổ về đây. Phú Mỹ đang hình thành vóc dáng của một đô thị công nghiệp và cảng biển với các khu dân cư, khu đô thị sầm uất. Nhiều trung tâm thương mại đi vào hoạt động, hạ tầng đô thị chỉnh trang, các tiện ích từ vui chơi, giải trí, văn hóa, giáo dục, y tế chú trọng đầu tư mạnh mẽ. Nhiều dự án với quy mô lớn được triển khai và dần đi vào hoạt động. Đây là lợi thế để gia tăng giá trị bất động sản bởi ngoài nhu cầu mua để ở, khách hàng còn có thể khai thác các mô hình kinh doanh, cung cấp các dịch vụ cho thuê, đầu tư sinh lời.
Trong tương lai, Phú Mỹ thu hút lượng lớn người lao động, chuyên gia trong và ngoài nước đến sinh sống, làm việc tại các KCN, cụm cảng biển. Thị trường bất động sản Phú Mỹ sẽ trở nên sôi động, giàu tiềm năng cho thuê và gia tăng giá trị nhanh chóng.
Theo Thu Hằng