Sở hữu vị trí cảng có thể nói là thuận lợi nhất khu vực Đông Nam Á cùng với độ sâu lý tưởng, việc phát huy hết lợi thế của cảng Cái mép - Thị Vải ( thị xã Phú Mỹ) là việc làm quan trọng và cấp thiết. Trong đó dự án cầu Phước An đóng vai trò quan trọng trong hoạt động thông thương tại cảng nước sâu Cái mép - Thị Vải, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu nói chung, thị xã Phú Mỹ nói riêng.
Bài viết mới nhất: Những tuyến đường huyết mạch thay đổi diện mạo thị xã Phú Mỹ
Tổng quan về cầu Phước An
Vị trí cầu Phước An

Vị trí cầu Phước An
Cầu Phước An là cây cầu bắc qua sông Thị Vải, kết nối thị xã Phú Mỹ(BRVT) với huyện Nhơn Trạch ( Đồng Nai). Dự án có chiều dài toàn tuyến hơn 4,3 km, trong đó phần cầu vượt sông Thị Vải dài 3.514m, còn lại là đường dẫn. Phần tuyến được thiết kế theo tiêu chuẩn đường đô thị có vận tốc 70km/h.
Theo thiết kế, phần cầu dẫn có chiều rộng 23,5m; cầu chính rộng 25m gồm 4 làn xe cơ giới, 2 làn xe thô sơ. Tổng mức đầu tư dự án cầu Phước An hơn 4.878 tỉ đồng, đầu tư từ nguồn vốn ngân sách trung ương và địa phương trong giai đoạn 2021-2026. Dự án do Ban quản lý dự án giao thông khu vực Cảng Cái Mép Thị Vải, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu làm chủ đầu tư .
Thiết kế cầu Phước An

Thiết kế cầu Phước An: Ngọn lửa, cánh buồm
Thời gian vừa qua, việc tuyển chọn phương án thiết kế cầu phước An đã nhận được sự đóng góp ý kiến cũng như tham gia tuyển chọn từ các cơ quan sở, ngành hai tỉnh Đồng nai và Bà Rịa – Vũng Tàu. Theo đó UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu thông báo kết quả tuyển chọn phương án thiết kế kiến trúc công trình cầu Phước An tại quyết định số 1194/QĐ-UBND ngày 5/5/2021. Theo đó thống nhất lựa chọn thiết kế số 02 ( Ngọn lửa, cánh buồm) do công ty cổ phần Tư vấn Thiết kế Cầu Lớn – Hầm thực hiện. Ban QLDA Giao thông Khu vực cảng Cái Mép – Thị Vải đã làm việc với Công ty thiết kế và hoàn chỉnh phương án thiết kế theo ý kiến của Hội đồng.
Bài viết liên quan: Thống nhất phương án thiết kế công trình cầu Phước An gần 5000 tỉ
Thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi dự án cầu Phước An
Vừa qua Ban quản lý dự án giao thông khu vực cảng Cái Mép - Thị Vải vừa có tờ trình gửi Bộ Giao thông vận tải về thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi dự án cầu Phước An, nối thị xã Phú Mỹ (Bà Rịa - Vũng Tàu) và huyện Nhơn Trạch (Đồng Nai). Theo đó, công trình sẽ khởi công khi được bố trí vốn và hoàn thành công trình sau 5 năm thi công. Trước đó vào ngày 20/3/2021, tại buổi làm việc với UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu sau chuyến thị sát cụm cảng Cái Mép – Thị Vải, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đưa ra yêu cầu gấp rút triển khai hoàn thành cầu Phước An nhằm tối đa hoá được ưu thế của cụm cảng.
Cầu Phước An và tầm quan trọng với sự phát triển kinh tế Phú Mỹ
Cập nhật thông tin mới nhất về Bất động sản thị xã Phú Mỹ
Có thể thấy dự án cầu Phước An không chỉ mang tính chất quan trọng đối với sự phát triển của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, mà còn là tiền đề thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội thị xã Phú Mỹ.
Cầu Phước An – Đẩy mạnh kết nối giao thông khu vực và liên vùng

Cầu Phước An giúp kết nối giao thông liên vùng và khu vực
Hơn 10 năm qua, cảng nước sâu Cái Mép - Thị Vải đã đi vào hoạt động nhưng mới chỉ đạt khoảng 50% công suất thiết kế. Một trong những nguyên nhân là cảng này thiếu kết nối giao thông với các tỉnh thành miền Đông và miền Tây. Đó là lí do khi khi cầu Phước An hoàn thành sẽ kết nối khu vực cảng Cái Mép - Thị Vải với cao tốc Bến Lức - Long Thành, TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây, giúp việc vận chuyển hàng hóa từ ĐBSCL và khu vực lân cận đến cụm cảng Cái Mép - Thị Vải được nhanh chóng. Đây là thời điểm cảng Cái Mép – Thị Vải có thể phát huy hết thế mạnh của mình. Việc sở hữu cụm cảng Cái Mép – Thị Vải kết nối cùng cầu Phước An sẽ giúp thị xã Phú Mỹ có những bước chuyển biến mạnh mẽ trong hoạt động thông thương liên vùng, thúc đẩy kinh tế từng bước đi lên. Điều này cũng góp phần rất lớn vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, Đồng Nai và TP.HCM nói riêng và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nói chung.
Ngoài ra, từ cây cầu này sẽ hình thành một tuyến vận tải xuất phát từ Nhóm cảng biển số 5 (gồm cảng biển TP.HCM, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Dương) đi thẳng châu Âu và hai bờ Đông, Tây nước Mỹ. Đồng thời góp phần hoàn thiện cơ sở hạ tầng về giao thông, phục vụ nhu cầu vận chuyển hàng hóa được liền mạch, thông suốt, thời gian vận chuyển hàng hóa, hành khách được rút ngắn, góp phần thúc đẩy quá trình sản xuất , dịch vụ được nhanh hơn.
Cầu Phước An – Giảm tải giao thông cho quốc lộ 51

Cầu Phước An giúp giảm tải áp lực giao thông cho quốc lộ 51
Dự án Cầu Phước An góp phần giải quyết tình trạng quá tải trên tuyến QL 51 và trong cả trung tâm thành phố Hồ Chí Minh do dự án sẽ thúc đẩy quá trình di dời các Cảng ra khỏi khu vực Thành phố Hồ Chí Minh, tăng khả năng kết nối giữa hệ thống Cảng Cái Mép Thị Vải với Tp Hồ Chí Minh, các tỉnh Miền Tây, khai thác hiệu quả công suất của hệ thống Cảng Cái Mép, từ đó thúc đẩy sự tăng trưởng nền kinh tế Phú Mỹ nói riêng và toàn tỉnh Bà rịa Vũng Tàu nói chung.
Cầu Phước An khi đưa vào hoạt động sẽ là mắt xích quan trọng kết nối vận chuyển hàng hóa từ cụm cảng Cái Mép - Thị Vải về Đồng Nai và các tỉnh lân cận. Sau khi hoàn thiện xây dựng cầu Phước An giao thông sẽ thông suốt nhanh chóng, thuận tiện, giảm tải cho QL51 hiện đang quá tải, rút ngắn hành trình và thời gian vận chuyển hàng hóa tạo sự đồng bộ về giao thông đến cụm cảng Cái Mép - Thị Vải và ngược lại. Bên cạnh đó các phương tiện hướng từ Thị xã Phú Mỹ có thể theo lộ trình qua cầu Phước An lưu thông theo tuyến đường 319 nối dài (đang triển khai xây dựng) kết nối cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây về TP.HCM.
Có thể nói dự án cầu Phước An sau khi được hoàn thành sẽ tạo ra một hệ thống giao thông đồng bộ, giúp vận chuyển hàng hóa trong khu vực nhanh và thuận lợi hơn, thúc đây kinh tế Bà Rịa – Vũng Tàu nói chung và thị xã Phú Mỹ nói riêng phát triển vượt bậc.
Theo Thu Hằng